Contents[MỤC LỤC]
Cách định giá công ty mới
|
Cách định giá công ty mới thành lập là một quá trình không dễ dàng và khá chủ quan, tuy nhiên đó là việc mà các chủ sở hữu phải làm. Định giá quá thấp, công ty của bạn sẽ mất giá trị; đưa giá lên quá cao, và các nhà đầu tư sẽ nghi ngờ khả năng làm chủ nền kinh tế tiềm ẩn của bạn.
Làm sao để tìm ra cách định giá công ty hay gán giá trị cho doanh nghiệp khi mà nó là tập hợp của muôn vàn yếu tố hữu hình và vô hình?
Một số cách định giá công ty:
Việc xác định cách định giá công ty/doanh nghiệp dù mới hay cũ, to hay nhỏ đều tuân theo những quy định về thẩm định giá Doanh nghiệp trong Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Đối với Doanh nghiệp thì đó là Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12.
Trong đó có quy định gồm 5 cách định giá công ty:
1. Phương pháp tài sản
Trong tất cả các cách định giá công ty, phương pháp tài sản đặt giá trị bằng tiền lên tất cả các tài sản trên bảng cân đối kế toán của công ty và có thể được coi là phương pháp vững chắc, chính xác nhất.
Theo cách định giá công ty bằng phương pháp tài sản thì các yếu tố cấu thành lên giá trị doanh nghiệp bao gồm: Tài sản hoạt động và tài sản phi hoạt động. Cụ thể:
- Tài sản hữu hình và tài sản tài chính của công ty: máy móc, nội thất văn phòng, máy tính, đồ đạc, mẫu vật (và chi phí để phát triển chúng),....
- Tài sản vô hình của công ty: bằng sáng chế, thương hiệu và cả giấy tờ thành lập công ty, các nhân viên. Giá trị của hầu hết các công ty nằm ở con người; mối quan hệ khách hàng
- Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang cần được thẩm định giá.
2. Phương pháp giá giao dịch:
Cách định giá công ty này là ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang cần thẩm định giá dựa trên giá giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hay chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của chính doanh nghiệp đó.
Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty cần thẩm định giá được tính trên giá bình quân theo khối lượng giao dịch từ ít nhất ba giao dịch thành công trong việc chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần gần nhất so với thời điểm đang cần thẩm định giá.
Nếu doanh nghiệp cần thẩm định giá là đơn vị đã niêm yết cổ phần trên sàn chứng khoán hay đã đăng ký giao dịch trên UPCoM, giá cổ phần để tính giá thị trường vốn chủ sở hữu là giá giao dịch, hoặc giá đóng cửa của cổ phần của công ty cần thẩm định giá tại hay gần nhất với thời điểm thẩm định giá và phải có giao dịch của cổ phần này trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm thẩm định giá trước đó.
3. Phương pháp tỷ số bình quân
Cách định giá công ty này có thể hiểu là ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của công ty cần thẩm định giá thông qua tỷ số thị trường trung bình của các doanh nghiệp so sánh. Theo đó, các tỷ số thị trường cân nhắc để sử dụng trong phương pháp tỷ số bình quân gồm có:
- Tỷ số giá với thu nhập bình quân
- Tỷ số giá với doanh thu bình quân
- Tỷ số giá trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu bình quân
- Tỷ số giá trị doanh nghiệp với lợi nhuận trước thuế
- Lãi vay & khấu hao bình quân
- Tỷ số giá trị doanh nghiệp và doanh thu
4. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp:
Cách định giá công ty này là ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định giá. Giả sử doanh nghiệp thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp này được áp dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp thẩm định giá như cổ phần thường. Giả định này phải được ghi rõ trong phần hạn chế của “Chứng thư thẩm định giá” và “Báo cáo kết quả thẩm định giá”.
Qua đó cách định giá công ty gồm các yếu tố sau:
- Dòng tiền tự do của doanh nghiệp
- Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của công ty
- Giá trị cuối kỳ dự báo
- Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty
5. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức
Là ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng cổ tức của công ty đang cần thẩm định giá. Theo đó, cách định giá công ty gồm các yếu tố dưới đây:
- Dòng cổ tức của công ty cần thẩm định giá
- Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
- Giá trị vốn chủ sở hữu cuối kỳ dự báo như sau:
+ Trường hợp 1: Dòng cổ tức sau giai đoạn dự báo là không tăng trưởng và kéo dài vô tận.
+ Trường hợp 2: Dòng cổ tức sau giai đoạn dự báo tăng trưởng đều đặn mỗi năm và kéo dài vô tận.
+ Trường hợp 3: Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động vào cuối kỳ dự báo, giá trị cuối kỳ dự báo được xác định bằng giá trị thanh lý của doanh nghiệp.