Contents[MỤC LỤC]
Quy trình thực hiện thẩm định giá trị doanh nghiệp
|
Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp
Dưới đây là 6 bước trong quy trình thẩm định giá doanh nghiệp để bạn tham khảo:
1. Tiếp nhận thông tin, xử lý nhu cầu:
Trong quy trình thẩm định giá doanh nghiệp, bước đầu tiên này cần lưu ý các vấn đề sau:
- Mục đích thẩm định giá là gì?
- Nhận định sơ bộ doanh nghiệp cần thẩm định giá: pháp lý, loại hình & quy mô, địa điểm & các cơ sở, chi nhánh, tài sản, sản phẩm & thương hiệu, thị trường,…
- Nhận định cơ sở giá trị trong thẩm định giá
- Nghiên cứu tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá
2. Lập kế hoạch thẩm định giá
Để quy trình thẩm định giá doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ, lập kế hoạch sẽ là bước không thể thiếu.
- Bước lập kế hoạch thẩm định giá để thiết lập rõ những công việc chi tiết phải làm cũng như thời gian thực hiện nó cũng như toàn bộ thời gian quy trình thẩm định giá doanh nghiệp.
- Nội dung kế hoạch phải bao gồm những công việc cốt lõi sau:
+ Xác định các yếu tố cung cầu phù hợp với chức năng, các đặc tính & quyền gắn với với doanh nghiệp được mua bán & đặc điểm thị trường
+ Thu thập các tài liệu về thị trường, về doanh nghiệp, tài liệu so sánh
+ Nghiên cứu và phát triển tài liệu, đảm bảo nguồn đáng tin cậy và phải được kiểm chứng
+ Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định thứ tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời gian cho phép của mỗi bước phải thực hiện
+ Xây dựng đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá.

3. Khảo sát thực tế và thu thập thật nhiều thông tin
Trong quy trình thẩm định giá doanh nghiệp này cần lưu ý:
- Khảo sát tình hình thực tế ở doanh nghiệp: kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh thật sự của doanh nghiệp trước quy trình thẩm định giá doanh nghiệp diễn ra
- Thu thập thông tin đầu tiên là các thông tin, bằng chứng từ nội bộ doanh nghiệp: tư liệu về tình trạng sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính - kế toán - kiểm toán, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, hồ sơ của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên, công nhân,… Ngoài ra, còn phải thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp nhất là thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh & chủ trương của Nhà nước,… Thẩm định viên cần tiến hành những bước cần thiết để bảo đảm nguồn dữ liệu làm căn cứ đều đáng tin cậy tuyệt đối và phù hợp với quy trình thẩm định giá doanh nghiệp. Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp tiến hành theo các bước hợp lý và logic để thẩm tra sự chính xác và đúng đắn của những nguồn tư liệu.
4. Xây dựng báo cáo thẩm định giá
Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp cũng gần giống như các tài sản khác. Báo cáo kết quả thẩm định giá doanh nghiệp phải chỉ ra rõ:
- Mục đích thẩm định giá
- Đối tượng thẩm định giá phải được miêu tả chi tiết
+ Loại hình tổ chức doanh nghiệp
+ Lịch sử doanh nghiệp
+ Triển vọng trong nền kinh tế của ngành
+ Sản phẩm, dịch vụ, thị trường và đối tượng khách hàng.
+ Sự nhạy cảm đối với các điều kiện thời vụ hoặc chu kỳ
+ Sự cạnh tranh
+ Nhà cung cấp
+ Tài sản bao gồm tài sản hữu hình & vô hình
+ Nhân lực
+ Quản lý
+ Sở hữu
+ Triển vọng đối với doanh nghiệp
+ Những giao dịch trong quá khứ
- Cơ sở giá trị thẩm định giá doanh nghiệp
- Phương pháp thẩm định giá
- Những giả thiết & những điều kiện hạn chế trong khi thẩm định giá
- Phân tích tài chính
- Kết quả thẩm định giá.
- Phạm vi & thời hạn thẩm định giá.
5. Kiểm soát
Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp cần phải có sự kiểm soát để đảm bảo quy trình thẩm định giá doanh nghiệp diễn ra một cách trung thực, đúng tiến độ và chính xác.

6. Phát hành báo cáo & chứng thư thẩm định giá
Đây là bước cuối cùng trong quy trình thẩm định giá doanh nghiệp. Chữ ký và xác nhận của thẩm định viên, người ký vào báo cáo thẩm định giá chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với kết quả thực hiện trong quy trình thẩm định giá doanh nghiệp.