TƯ VẤN

Lợi Ích Của Việc Xét Nghiệm Giun Đũa Chó
14 Tháng Tư 2023 :: 2:45 CH :: 72 Views :: 0 Comments

Xu hướng chăm thú cưng như mèo, chó ngày một tăng cao, điều này vô tình gây ra nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm từ động vật cực kỳ nguy hiểm. Vậy giun đũa chó là gì? Đi xét nghiệm giun đũa chó định kỳ bao lâu 1 lần? Hãy cùng tìm hiểu ngay!


Xét Nghiệm Giun Đũa Chó

1. Bệnh giun đũa chó là gì?

Bệnh giun đũa chó (hay còn gọi là bệnh sán chó) là một dạng bệnh truyền nhiễm do ăn phải ấu trùng Toxocara cati của loài mèo hoặc Toxocara canis của loài chó. 
Bệnh giun đũa chó thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng nên chúng ta rất không cảnh giác, điều này càng làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh của chúng. Giun đũa chó không phải là loài giun ký sinh bình thường, nó đặc biệt nguy hiểm nên cần được đi thăm khám, xét nghiệm giun đũa chó thường xuyên để phát hiện ra bệnh.
Lợi Ích Của Việc Xét Nghiệm Giun Đũa Chó
Hình dạng giun đũa chó
Thời gian đầu, khi các loại ký sinh này hoạt động số lượng ít ỏi, cơ thể bạn sẽ không cảm nhận được sự tồn tại của chúng, nhưng khi chúng phát triển với số lượng nhiều, các dấu hiệu về đường hô hấp, thị lực hay nội tạng của bạn sẽ thể hiện một cách rõ rệt.
Giun đũa cái đẻ trung bình 200.000 trứng. Tỷ lệ nhiễm bệnh giun đũa chó ở các nước đang phát triển nhiều hơn các nước phát triển trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, có khoảng 20% người có kháng thể với sán chó và tỷ lệ này ngày càng tăng nhanh.

2. Cách thức tiếp cận của chúng với vật chủ 

Vòng đời của những sinh vật siêu nhỏ này cực kì đơn giản mà rất ít người được biết đến. Quy trình bắt nguồn từ chó và mèo đã bị nhiễm bệnh thải ra trứng của giun đũa chó theo phân của chúng. Sau đó, các trứng giun đũa chó sẽ đi vào vào vật chủ thể thông qua việc vật chủ ăn phải các thực phẩm bị dính trứng sán chó.
Vòng đời của giun đũa chó
Khi trứng tìm được chủ nhân mới, nó sẽ nở thành ấu trùng, di chuyển đến các cơ quan nội tạng như ruột, gan, phổi, thậm chí là não theo đường máu. Ấu trùng càn quét khắp mọi nơi trong cơ thể vật chủ, gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là với cơ thể người.
Ngoài việc trứng, ấu trùng giun đũa chó bám chặt ở thực phẩm, hành động tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của động vật nhiễm bệnh hoặc đôi khi là còn cả thịt chó mèo đã được đun sôi cũng là nguyên nhân lây lan mầm bệnh.

3. Vì sao cần phải làm xét nghiệm giun đũa chó

Như chúng ta đã biết. Giun đũa chó là một loài kí sinh đặc biệt nguy hiểm hàng đầu trong số họ hàng giun. Chúng hoạt động ấm thầm đến khi phát triển mạnh mẽ, người bệnh sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, ho, ngứa ngáy mẩn đỏ,....
Lợi Ích Của Việc Xét Nghiệm Giun Đũa Chó
Triệu chứng phát ban ở trẻ nhiễm bệnh giun đũa chó
Rất nhiều ca được đưa vào bệnh viện trong tình trạng mắt đau và đỏ, tổn thương võng mạc mắt thậm chí là mù lòa do giun đũa chó di chuyển và kí sinh ở mắt người. Não bộ con người cũng là nơi hoạt động tốt đối với các dị ký sinh này, chúng hoàn toàn có thể gây tổn thương não bộ của bạn, cảnh báo cao nhất là tử vong.
Nên chính vì thế, việc làm xét nghiệm giun đũa chó sẽ cho chúng ta biết cơ thể mình có đang "nuôi" loài ký sinh độc hại này hay không. Nếu mắc phải bệnh thì sẽ phải điều trị với liệu trình dài đến khi diệt hết thì thôi. 

4. Chuẩn đoán xét nghiệm giun đũa chó

Bằng cách xét nghiệm máu, là một phương thức xét nghiệm quan trọng để xác định chúng ta có nhiễm giun đũa chó hay không. Quá trình phân tích vào chờ kết quả chỉ tốn khoảng 3 đến 5 giờ đồng hồ thay vì 3 đến 5 ngày như lúc trước. Đồng thời sẽ kê đơn thuốc tùy thuộc vào mức độ bệnh tình của người xét nghiệm.
Lợi Ích Của Việc Xét Nghiệm Giun Đũa Chó
Giun đũa chó di chuyển trên da

4.1. Xét nghiệm giun đũa chó nào phổ biến nhất?

Xét nghiệm miễn dịch huyết thanh là loại hình xét nghiệm phổ biến rộng rãi cho ra tỉ lệ chuẩn đoán chính xác cao với độ nhạy là 96,92% và độ đặc hiệu là 98,63%. Bộ kit ELISA sử dụng kháng nguyên ngoại tiết TES (Toxocara excretory-secretory antigen) để tìm ra kháng thể loại lgG của ấu trùng trong cơ thể người.

4.2. Xét nghiệm giun đũa chó định kỳ bao nhiêu lần trong năm?

Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người (cả người lớn lẫn trẻ nhỏ) đều nên xét nghiệm giun đũa chó định kỳ 6 tháng đến 1 năm/lần để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Hoặc nếu có các triệu chứng lâm sàng của bệnh như suy giảm miễn dịch như: mệt mỏi, khó tập trung, kém trí nhớ, ăn ít, buồn nôn, ngứa ngáy, đau mắt, đau cơ khớp....có thể đi làm xét nghiệm ngay để kịp thời điều trị.

5. Các biện pháp phòng chống bệnh giun đũa chó

Là một bệnh truyền nhiễm cực kì dễ lây lan, nhưng chúng ta hoàn có thể đề phòng chúng thông qua các biện pháp sau đây:
  • Thường xuyên vệ sinh khu vực chó mèo thường lui tới. Dọn sạch chuồng của chó mèo ít nhất một lần một tuần bằng dung dịch tẩy rửa để diệt trừ trứng đang phát triển
  • Dọn sạch phân thú cưng, để đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi xuống kênh hồ, bãi đất trống,.... để tránh trứng giun đũa chó sinh sôi
  • Đưa thú cưng đi xét nghiệm giun đũa chó tại phòng khám thú y và tẩy giun định kỳ để chúng được khoẻ mạnh, không lây bệnh cho chủ
  • Vệ sinh nhà cửa, khu vực trẻ chơi đùa, đồ chơi của trẻ. Giáo dục trẻ ý thức vệ sinh đồ dùng cá nhân của mình
  • Rửa kỹ thực phẩm, đặc biệt là rau sống với nước muối hoặc nước rửa chuyên dụng để tránh mầm bệnh tiềm ẩn
  • Hạn chế tuyệt đối ăn thịt chó, mèo. Không những nâng cao ý thức bảo vệ động vật mà còn thoát khỏi các bệnh lý di truyền từ thú cưng.
  • Ăn chín, uống sôi. Tránh ăn các thức ăn bên ngoài được chế biến không kỹ lưỡng
  • Tẩy giun định kỳ cho bản thân và cả gia đình 6 tháng một lần
  • Tuyên truyền cho gia đình và người xung quanh để cùng nhau bảo vệ sức khỏe khỏi các động vật kí sinh nguy hiểm này.
  • Xét nghiệm giun đũa chó định kỳ cho cả nhà.
Bệnh viện Đặng Văn Ngữ trực thuộc Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương - Bộ Y tế là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành chuyên khám, xét nghiệm và điều trị các bệnh lý gây ra bởi ký sinh trùng 
Là nơi uy tín để cho ra các kết quả xét nghiệm ký sinh chuẩn xác nhất. tối ưu hoá về thời gian chờ cũng như chăm sóc bệnh nhân sau chuẩn đoán và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp với từng thể trạng bệnh nhân.
Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn có thể hiểu hơn về bệnh ký sinh này cũng như mối nguy hại của chúng với sức khỏe con người. Hãy đi xét nghiệm giun đũa chó định kỳ và bảo vệ sức khoẻ từ trong ra ngoài. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt!

 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

19 Tháng Năm 2024    Đăng Ký   Đăng Nhập 
Copyright by Eportal | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin